Thực phẩm vốn dĩ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bảo quản sai cách sẽ dẫn đến các chất dinh dưỡng bị mất đi, thay vào đó là hình thành các chất độc hại, là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Thậm chí, nếu vô ý sử dụng thực phẩm biến chất trong một thời gian dài sẽ gây nên các bệnh lý nghiêm trọng. Tham khảo 5 lưu ý dưới đây để tránh những sai lầm không đáng có nhé.

1.Không sơ chế, làm sạch thịt sống trước khi cho vào tủ lạnh:

Nhiều người có thói quen khi mua thịt về sẽ bỏ ngay vào tủ lạnh mà không làm sạch. Lúc này thịt vẫn đang còn chứa nhiều vi khuẩn, việc cho vào tủ lạnh vừa khiến thịt bẩn hơn và còn tạo điều kiện để vi khuẩn tồn đọng sinh sôi trong thịt và thậm chí là lây lan sang các thực phẩm khác.

cach bao quan thuc pham

2.Làm đông và rã đông nhiều lần:

Sau khi thịt được rã đông một lần lượng tế bào trong thịt đã bị phá vỡ đi ít nhiều. Chúng không còn tươi ngon như khi chưa làm đông. Nếu bạn sử dụng không hết lại mang đi làm đông thêm lần nữa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi trong thực phẩm. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên chia thực phẩm sau khi mua về thành nhiều túi nhỏ. Mỗi túi đủ cho một lần dùng và khi rã đông nên dùng hết tránh việc làm đông đi đông lại nhiều lần.

cach lam bao quan thuc pham1

3.Hâm đi hâm lại thực phẩm nấu chín đã cho vào tủ lạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ bảo quản những loại thực phẩm đã được nấu chín để cho vào trong tủ lạnh khoảng chừng 2 tiếng ở bên ngoài. Chú ý nên chia thức ăn chín thành nhiều phần nhỏ đủ dùng cho lần sau, không nên lấy thực phẩm thừa tủ lạnh ra và sau đó lại cho vào lại trong tủ lạnh, việc biến đổi nhiệt sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc của thức ăn sản sinh ra những chất gây bệnh ung thư. Đây có lẽ là sai lầm nhiều người nội trợ vì tính tiết kiệm thường bỏ qua mà cố tính hâm đi hâm lại nhiều lần.

cach bao quan thuc pham3

4.Bảo quản thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ nên giữ thực phẩm trong tủ lạnh không quá 5 ngày. Ngay cả những thực phẩm được đông đá như hải sản, các loại thịt,… cũng không nên lưu trữ quá lâu. Đối với các loại rau xanh hay hoa quả, bạn chỉ nên giữ trong ngăn mát từ 4 đến 5 ngày.

cach bao quan thuc pham4

Vậy nên, cho dù phải áp dụng chính sách giãn cách thì chúng ta cũng có thể tập lối sống tối giản một chút. Hãy tìm cách đơn giản những món ăn hằng ngày miễn sao đáp ứng đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhưng không cần quá cầu kì để hạn chế việc đi lại ra bên ngoài mua sắm, cũng không cần phải chất đầy tủ lạnh hàng tá thực phẩm mà không thể nào bảo quản tốt nhất được.

5.Nhiệt độ bảo quản không phù hợp

Nếu tủ lạnh bảo quản không có nhiệt độ thích hợp thì sẽ khiến thực phẩm bốc mùi, dễ bị hỏng hoặc sản sinh các vi khuẩn và độc tố có hại. Chúng đều là nguyên nhân chủ yếu để dẫn tới ung thư khá nhanh. Chính bởi vậy mà khi bảo quản thực phẩm, nếu đó là những sản phẩm phải bảo quản tủ lạnh thì nên cài đặt mức nhiệt độ dưới -4,5 độ C dành cho ngăn mát và mức nhiệt độ dưới -16 độ c dành cho ngăn đông lạnh. Đây được công nhận là mức nhiệt độ thích hợp giúp hạn chế sự phát triển nhanh chóng của vi khuẩn và giúp ngăn chặn căn bệnh không mong muốn
Thay vì phải ăn những loại thực phẩm đã mất chất, thậm chí là nguy hiểm cho sức khỏe vì bảo quản quá lâu thì chúng ta có thể lựa chọn tinh gọn món ăn chỉ bằng những loại thực phẩm thực sự cần thiết và bảo quản trong thời gian phù hợp nhé.

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN